Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, lượng nhập khẩu thép cán nóng (HRC) tăng mạnh lên hơn 9,6 triệu tấn. Không những vậy, giá nhập khẩu sản phẩm từ một số nước còn giảm và xu hướng nhập khẩu thép cán nóng ồ ạt với giá rẻ vẫn đang tiếp diễn ở những tháng đầu năm nay.
HRC là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp như đóng tàu, ô tô, sản xuất đồ gia dụng, công nghiệp điện, khai khoáng, công nghiệp quốc phòng…
Lượng nhập khẩu HRC xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ đã tăng đột biến, chiếm lĩnh thị phần HRC trong nước. Cụ thể, năm 2022, lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc chỉ đạt gần 3,3 triệu tấn nhưng đến năm 2023 đã tăng lên hơn 6,2 triệu tấn. Riêng lượng nhập khẩu HRC quý I đạt 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần lượng sản xuất trong nước, nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ chiếm 75%.
Cùng với đà tăng về lượng nhập khẩu, giá bán trong năm 2023 đã giảm mạnh so với năm 2022. Giá HRC của Trung Quốc giảm từ 618 USD/tấn vào quý I/2023 xuống còn 557 USD/tấn trong quý IV/2023. Quý I năm nay, giá nhập khẩu HRC của Trung Quốc còn 555 USD/tấn.
Trước đó, trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hồi cuối năm 2023, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm thép theo đúng quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.
Bộ Công Thương được yêu cầu tiếp tục hỗ trợ tích cực các sản xuất thép trong nước; áp dụng các biện pháp phòng vệ cần thiết, phù hợp quy định của pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế để chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép nhập khẩu, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
Chuyên gia: Điều tra chống bán phá giá là cần thiết
Chia sẻ với phóng viên báo Dân trí, ông Nguyễn Văn Sưa, cựu Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho rằng ngành thép Việt Nam đã phát triển nhanh và đạt hiệu quả rất tốt trong những năm vừa qua.
Hiện nay, chúng ta gần như đã chủ động được nguồn nguyên liệu cơ bản cho ngành thép với việc HRC sản xuất hàng năm gần đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Tổng năng lực sản xuất HRC trong nước của 2 doanh nghiệp là Hòa Phát và Formosa là 8,5 triệu tấn mỗi năm. Tổng nguồn cung HRC của các doanh nghiệp Việt Nam và các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… không bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ đạt gần 11 triệu tấn mỗi năm.
Trong khi đó, trong nước, thị phần bán hàng nội địa của 2 nhà sản xuất HRC giảm mạnh. Năm 2021, thị phần là 45% thì tới năm 2023 chỉ còn 30%.
Với lượng nhập khẩu tăng, sản xuất trong nước bị thiệt hại nặng nề, làm ảnh hưởng tới nỗ lực tự chủ sản xuất thép chất lượng cao của ngành thép. Ngoài thị phần, do phải cạnh tranh thiếu công bằng với hàng nhập khẩu bán dưới giá thành, sản xuất của 2 đơn vị này cũng chỉ đạt hơn 70% công suất thiết kế so với con số năm 2021 là 86%.
Chính vì vậy, ông Sưa cho rằng khi có dấu hiệu thép cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam bán phá giá thì nên có những chính sách phòng vệ thương mại, áp dụng triệt để bảo vệ thị trường và các nhà sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, cũng cần mở cuộc điều tra để có thông tin chi tiết, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp để bảo vệ sản xuất thượng nguồn cho ngành thép.
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nêu quan điểm việc doanh nghiệp yêu cầu khởi kiện điều tra chống bán phá giá là bình thường. Theo ông, doanh nghiệp cần thu thập thông tin, đánh giá tác động dưới góc nhìn tổng thể, lâu dài.
Ông cho rằng việc áp thuế chống bán phá giá vừa thể hiện sự minh bạch, nghiêm túc trong quan hệ quốc tế vừa giảm rủi ro cho doanh nghiệp nội địa. “Một cuộc điều tra để có đánh giá cụ thể là cần thiết. Khi cần mình vẫn phải làm”, ông Thành nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, PGS.TS Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cũng cho biết việc điều tra chống bán phá giá thép sẽ làm cho kinh tế thị trường minh bạch và tích cực hơn. “Việc điều tra chống bán phá giá giúp thị trường minh bạch hơn và đó là điều đáng khích lệ chứ không hề nhạy cảm”, ông Tuất nhấn mạnh.
Thép cán nóng là nguyên liệu thượng nguồn cần thiết cho ngành công nghiệp hạ nguồn và là đầu vào của nhiều ngành sản xuất tiêu dùng. Chính vì vậy, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, theo ông Tuất, việc bảo vệ thép cán nóng có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo ông Tuất, trước kia, Việt Nam không chế tạo được thép cán nóng vì ngành này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, kỹ thuật rất cao nên gần như phải nhập khẩu nguyên liệu hoàn toàn. Chính vì vậy, hiện giờ, việc Việt Nam chuyển từ một nước nhập khẩu hoàn toàn sang chủ động được nguyên liệu cơ bản, thậm chí còn xuất khẩu ra thế giới là nỗ lực rất đáng khích lệ và dũng cảm của các doanh nghiệp trong nước.
Do vậy, ông Tuất cho rằng Chính phủ nên vào cuộc để hỗ trợ, bảo vệ và giúp các doanh nghiệp có thể tham gia thị trường công bằng và cạnh tranh lành mạnh.
“Thép là sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Nếu tự chủ được sản xuất trong nước sẽ giúp ổn định thị trường và nền kinh tế. Doanh nghiệp trong nước có lợi thế là ở gần thị trường hơn, nếu bị bán phá giá thì mất lợi thế sẽ mất đi lợi thế này”, ông nói.From: web game casino
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cũng ủng hộ việc mở cuộc điều tra khi thép cán nóng nhập khẩu tăng mạnh. Ông cho rằng nếu bán phá giá khiến các doanh nghiệp nội địa sẽ gặp khó khăn lớn, nguồn thu giảm, công ăn việc làm của người dân bị ảnh hưởng.
Chính vì vậy, việc điều tra chống bán phá giá sẽ bảo vệ sản xuất trong nước. Các biện pháp phòng vệ thương mại cũng có thể giúp loại bỏ hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu qua đó tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường.
Chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tìm mọi biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ các nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc điều tra cũng làm theo đúng cam kết, đúng luật, phân tích kỹ và có biện pháp phù hợp.
Thực tế cho thấy trên thế giới, từ năm 2010 đến nay có 27 vụ việc yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép HRC được khởi xướng, tỷ lệ áp thuế là 100%.
Về nguyên tắc, không phải cứ điều tra là áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế tự vệ. Nhưng qua điều tra, các cơ quan quản lý nhà nước của các nước sẽ có những phác thảo rõ ràng và chính xác về hiện trạng sản xuất nội địa cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa này.
Yêu cầu điều tra chống bán phá giá sẽ được xử lý khách quan
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I của Bộ Công Thương mới đây, ông Chu Thắng Trung, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, cho biết Bộ Công Thương đã nhận được yêu cầu của một số doanh nghiệp sản xuất thép HRC trong nước đề nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép HRC nhập khẩu chủ yếu đến từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Ông cho hay Bộ Công Thương đã nhận được hồ sơ yêu cầu của một số doanh nghiệp trong nước sản xuất thép về điều tra chống bán phá giá với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Căn cứ theo quy định của Luật Quản lý Ngoại thương, khi doanh nghiệp nhận thấy có dấu hiệu về hành vi bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, có dấu hiệu gây hại cho sản xuất trong nước của Việt Nam thì có quyền nộp hồ sơ yêu cầu cho các cơ quan có thẩm quyền”, ông Trung nhấn mạnh.
Đại diện Cục Phòng vệ thương mại cũng cho hay, trong quá trình, cơ quan điều tra sẽ thông báo cụ thể và yêu cầu các bên liên quan phải cung cấp toàn bộ chứng cứ để xem xét một cách toàn diện, khách quan, công bằng. Toàn bộ quá trình này sẽ được đưa ra công khai, minh bạch.From: web game casino
Nhận xét về đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá với mặt hàng HRC, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng cho hay, doanh nghiệp có quyền yêu cầu chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu.
Ông Tân chia sẻ Bộ Công Thương sẽ thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý Ngoại thương và các quy định liên quan.”Phải có đầy đủ các cơ sở khoa học, thực tiễn, các bằng chứng để minh họa cho việc nên hay không nên áp dụng. Chúng tôi hiện nay vẫn đang xem xét và tiếp tục yêu cầu các bên cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ…”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.