Ngày 15/4, chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024, Ban Thư ký biên tập, Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức trưng bày giới thiệu sách theo các chuyên đề và nhà báo Nguyễn Lương Phán giới thiệu và tặng bạn đọc cuốn sách Chuyện nghề, chuyện người, chuyện bốn phương.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Đỗ Tiến Sỹ – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam – cho biết, dù có hiện đại đến thế nào thì việc cũng rất quan trọng. Nhiều thế hệ bạn đọc lớn lên, trưởng thành nhờ những trang viết, những quyển sách quý.From: web game casino
“Dù thời gian có đổi thay, năm tháng làm phôi phai mọi thứ, nhưng những trang viết dù trên sách giấy hay những trang điện tử đều làm thức dậy những trái tim yêu nghề và truyền tải những thông điệp về văn hóa, công nghệ, kỹ thuật… đi theo chúng ta suốt đời…
Trong không khí của ngày hội sách, chúng ta tìm thấy nhiều trang viết quý về lịch sử, văn hóa… nhiều trang sách vẫn còn mang tính thời sự để bồi đắp thêm kiến thức và tâm hồn bạn đọc”, ông Sỹ chia sẻ.
Nói về cuốn sách Chuyện nghề, chuyện người, chuyện bốn phương của mình, nhà báo Nguyễn Lương Phán cho biết, cho dù từng làm ở nhiều cơ quan khác nhau, nhưng ông đều muốn viết về những vùng đất mình đi qua, những người ông đã gặp… Cuốn sách của ông xoay quanh nghề báo của mình.
“Cuốn sách của tôi so với các tác phẩm lớn thì như một hạt cát trong “rừng” sách nhưng tác phẩm là những kỷ niệm gắn bó với tôi trong những năm tháng làm báo với Đài Tiếng nói Việt Nam và những như Vietnamnet, Dân trí… Dịp này, tôi được giới thiệu cuốn sách của mình là niềm vinh dự”, nhà báo Nguyễn Lương Phán nói.
Nguyên Phó Tổng Biên tập báo Dân trí cho biết thêm, ông đã từng viết hàng ngàn bài báo, trong đó có nhiều vấn đề thời sự, có nhiều vụ việc nổi cộm được ông và đồng nghiệp đề cập nhưng ông không đưa vào cuốn sách vì ông muốn tạo cho độc giả nhiều niềm vui.
“Tôi chỉ đưa những gì liên quan đến nghề báo, nghề phát thanh như việc đọc thế nào cho hay, trên trang báo phải xưng hô thế nào, không phải ai cũng xưng “mình” được. Trong thời kỳ báo chí phát triển mạnh, báo viết, báo phát thanh sẽ phải thế nào… tôi cũng đưa vào sách.
Phần nữa tôi viết về những người thân quen tôi từng gặp, trong đó có những nghệ sĩ lớn, các nhà khoa học, hay chuyện sang Pháp, sang Nhật thì xem gì… Đây là chùm bài viết đưa đến cho người đọc một niềm vui nho nhỏ”, nhà báo Nguyễn Lương Phán chia sẻ.From: web game casino
Nhà báo Lương Phán nói thêm: “Thông điệp tôi đưa ra trong cuốn sách này là: Tôi đi thấy gì hay, sẽ truyền lại cho độc giả. Như việc ai cũng nói đi sang Canada sẽ gặp mùa lá đỏ, đi sang Nga gặp mùa thu vàng nhưng ở Việt Nam mình cũng có những mùa lá rất đẹp…”.
Chia sẻ tại sự kiện, nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – cho biết, ông và nhà báo Lương Phán có nhiều kỷ niệm với nhau.
“Năm 1966, bác Phán có về nhà tôi, khi đó tôi chỉ là một cậu bé mới lẫm chẫm bước chân vào “làng” văn, hồi đó cả nhà tôi đều “sợ” bác. Tôi từng có cuốn tiểu thuyết Đảo chìm, cuốn sách xuất bản năm 2000, đến nay đã tái bản đến lần 45. Tôi rất hân hạnh khi được bác Lương Phán viết bài rất cảm động cho tiểu thuyết này”, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.
Theo Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cuốn sách Chuyện nghề, chuyện người, chuyện bốn phương của nhà báo Lương Phán có nhiều kiến thức bổ ích, sắc bén với cách viết hóm hỉnh và có nhiều phát hiện.
“Đặc biệt, tác phẩm này càng đọc càng hấp dẫn vì theo tôi viết văn, làm thơ, viết báo… thì phải hấp dẫn, vì như thế người đọc mới cuốn vào từng trang viết, con chữ của mình.
Nếu sách không hay, độc giả không đọc thì những ý tưởng của mnh không bao giờ đến với bạn đọc. Cuốn sách của bác Phán là một tác phẩm sâu sắc. Chúng ta học ở cuốn sách này nhiều tư liệu quý”, nhà thơ Trần Đăng Khoa bày tỏ.