Tối qua (5/3), Facebook, Messenger, Instagram, Threads gặp sự cố trên diện rộngFrom: web game casino. Nhiều người dùng mạng bất ngờ bị đăng xuất tài khoản cá nhân trên tất cả các thiết bị không rõ lý do.
Bất tiện, lo lắng vì quên mật khẩu Facebook
Ngay sau khi tài khoản bị đẩy ra ngoài, người dùng được yêu cầu đăng nhập lại, nhưng thực hiện xong nhận được thông báo mật khẩu không chính xác, vui lòng thử lại. Đến nửa đêm cùng ngày, sự cố trên dần được khắc phục. Tuy nhiên lúc này, hàng loạt người đã “cầu cứu” trên các mạng xã hội khác, khi lại… quên mật khẩu đăng nhập.
AnhK. (ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) cho biết, trước giờ bản thân có trí nhớ không tốt, nên thường lưu mật khẩu các tài khoản trực tiếp trên trình duyệt web của máy tính, điện thoại để tiện lợi sử dụng. Tuy nhiên tối qua khi sự cố xảy ra trên Facebook, người đàn ông nhấn vào mật khẩu đã lưu sẵn nhưng vẫn bị thông báo lỗi.
Sau đó, anh K. tiếp tục thử bằng cách gợi ý của điện thoại là chuyển mật khẩu xác minh qua số điện thoại, nhưng thực hiện “5 lần 7 lượt” mà không thấy tin nhắn báo mật khẩu gửi về. Điều này khiến người đàn ông rất lo lắng. Ban đầu, anh còn tưởng mình bị… hack facebook, nguy cơ bạn bè và gia đình có thể bị lừa đảo. Đến khi hỏi thăm, anh mới biết không chỉ mình gặp tình cảnh trên.
Theo thống kê của trang Forexlive, saukhoản 50 phút Facebook “sập” trên toàn cầu, cổ phiếu của Meta (chủ sở hữu Facebook) giảm hơn 1,6% giá trị (tương đương 16 tỷ USD). Còn ở góc độ y tế, nguy cơ ảnh hưởng về cũng được các bác sĩ chỉ ra.
Có thể khiến bệnh nhân trầm cảm, tuyệt vọng
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ Lê Duy, chuyên khoa Tâm thần, công tác tại một bệnh viện ở TPHCM cho biết, hay quên là vấn đề sức khỏe tâm thần xảy ra phổ biến hiện nay. Đối với người bình thường trong xã hội hiện đại, có nhiều yếu tố khiến tình trạng này gia tăng khi sử dụng các tài khoản điện tử cá nhân.
Thứ nhất, người dân có nhiều mật khẩu (password) cá nhân dùng trong nhiều mục đích khác nhau, như tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản mạng xã hội… Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, hầu hết các trình duyệt web và máy tính đã giúp hỗ trợ ghi nhớ mật khẩu, dẫn đến người dùng có tình trạng chủ quan.
Kế đến, các tài khoản mạng xã hội phục vụ mục đích cá nhân, giải trí có tính quan trọng không cao, nên ít được ghi nhớ. Ngoài ra, nhiều mạng xã hội yêu cầu thay đổi mật khẩu định kỳ, dẫn đến việc người dân…. đổi trước, quên sau.
Bác sĩ Duy tiết lộ thêm, đối với các bệnh nhân mắc bệnh lý về tâm thần, hầu như đều bị tác động đến trí nhớ, gây quên, bao gồm các triệu chứng mất ngủ, stress, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt…
Theo đó, các bệnh nhân mắc bệnh lý tâm thần sẽ có sự rối loạn chức năng các vùng não, dẫn tới việc nhớ lại chuyện cũ càng khó khăn hơn. Vì cảm xúc không ổn định, xu hướng suy nghĩ tiêu cực, nên khi quên và không nhớ lại được các mật mã quan trọng cần thiết, nghĩ đến các hậu quả do mất tài khoản, họ dễ lên cơn lo âu, thậm chí hoảng loạn, sợ hãi, phản ứng cảm xúc trầm cảm, tuyệt vọng…
Bác sĩ Duy khuyến cáo, người dân nói chung và các bệnh nhân tâm thần nói riêng nên ghi chép cẩn thận vào sổ tay mật mã các ứng dụng trong cuộc sống, cũng như để sổ này ở vị trí dễ tìm, cập nhật các lần thay đổi. Ngoài ra, để đảm bảo ghi nhớ và ít quên, cần giữ mức độ tỉnh táo, duy trì sự tập trung chú ý trong việc ghi nhớ, bằng cách chú ý chăm sóc, bảo vệ sự khỏe mạnh của não.
“Trong cuộc sống số, sự cố như vừa rồi là không tránh khỏi và có thể xảy ra nhiều lần. Người dân nên học các ứng phó và làm quen với trên”, bác sĩ Duy nói.